Thiền Sư và Ly Trà

Nan-in, một thiền sư thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến để hỏi về Thiền.

Nan-in rót trà. Thiền sư rót đầy tách của giáo sư, và cứ tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Tràn ra ngoài rồi, không thêm được nữa!”

“Như là tách trà này,” Nan-in nói, “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”

Đây là câu truyện đầu tiên cho người học Thiền. Trước khi học Thiền, hay học bất kỳ môn gì, ta cũng phải gạt bỏ hết ý kiến, phỏng đoán, “hiểu biết” ta có về môn đó, rổi ta mới có thể học được. Các thầy dạy học đều biết, dạy người học trò không biết một chút gì về môn học thì dễ hơn dạy người đã biết một chút về nó. Dạy võ chẳng hạn, nếu ta dạy nhu thuật cho người không biết tí võ nào thì dễ hơn là dạy người đã học Tae Kwon Do hay Thiếu Lâm vài năm vì thầy nói một đường (nhu thuật) trò hiểu một ngã (Thiếu Lâm), và nhiều khi trò cho là thầy sai.

Trước khi học, thì phải loại bỏ mọi ý kiến, ước định, phỏng đoán, “hiểu biết”… trong đầu. Rồi sau đó mới học. Môn học nào cũng vậy.

error:
Liên hệ qua Email
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0907.000.277