Không phải đợi tới khi trưởng thành mới biết được việc một đứa trẻ thành tài hay không, chỉ cần quan sát vào hành vi của trẻ khi còn nhỏ, bạn có thể nhìn trước được tương lai.
Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, từ khi trẻ 10 tuổi, các dấu hiệu thành công sau này của chúng rất rõ để nhận biết. Thực tế, người sau này giàu có không phải hầu hết là những học sinh giỏi, thường xuyên đạt điểm tốt ở trường. Điểm mấu chốt phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và cách giải quyết vấn đề của trẻ.
1. Khả năng thích nghi cao
Một đứa trẻ dù không có điểm cao nhất trường nhưng luôn khiến bạn bè trong lớp luôn cảm thấy tin tưởng, sẵn sàng thảo luận, chia sẻ về những khó khăn trong cuộc sống, học tập. Việc đứa trẻ đạt được sự ủng hộ của mọi người xung quanh chính là bước khởi động cho trẻ trên con đường đời sau này. Ngoài ra, cách giải quyết vấn đề, đối mặt với thực tế của trẻ, khi đặt vào trong những tình huống khó khăn chính là bước để tiên đoán về việc thành tài của trẻ sau nay.
Những người thành công thường luôn có khả năng thích nghi và biết nắm bắt cơ hội. Bất kể bạn làm một công việc gì hay làm một nghề gì, điều quan trọng là tránh suy nghĩ viển vông, vẽ ra các viễn tưởng xa vời. Hãy thực tế và đặt mình xuống mặt đất. Nhiều người đã bỏ lỡ các cơ hội tuyệt vời vì suy nghĩ ảo tưởng, mơ mộng. Vì thế, hành động và cách trẻ thực hiện còn quan trọng hơn việc sở hữu trí tuệ hay sự thông minh sắc sảo.
2. Hào phóng và rộng lượng
Bất kể giáo viên hay bạn bè trong lớp đều rất yêu quý những đứa trẻ rộng lượng. Đó là những đứa trẻ có tính cách hòa đồng, ít gây xích mích, cãi cọ vì những chuyện nhỏ nhặt, mang lại cho giáo viên cảm giác an tâm, tin tưởng.
Đó có thể không phải là đứa trẻ học giỏi nhất lớp nhưng chúng lại có năng lực và khả năng gắn kết mọi người. Vì thế, ở trong lớp học, những đứa trẻ này thường được giao các trọng trách như kèm cặp, giúp đỡ các bạn khi gặp khó khăn.
3. Lễ phép và chân thành
Lễ phép là một trong những phẩm chất phản ánh tốt nhất thành tích cá nhân và nó có thể phản ánh trực tiếp cách giáo dục gia đình của một đứa trẻ. Thực tế, một đứa trẻ có lễ phép hay không hầu như không liên quan đến điều kiện gia đình và kết quả học tập. Những đứa trẻ đến từ các gia đình giàu có hoặc học sinh giỏi có xu hướng nghĩ rằng chúng vượt trội hơn những người khác và không mấy thân thiện với các bạn cùng lớp.
Nếu phép lịch sự quyết định tình cảm của mọi người, thì sự chân thành quyết định việc có những người xung quanh có sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hay không. Muốn sự nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực, điều đó liên quan rất nhiều đến sự chân thành của người ấy. Xét cho cùng, không ai có thể thành công nếu chỉ có một mình. Vì thế, cách sống của đứa trẻ đó chính là chìa khóa cho việc thành tài của chính họ.
Ngoài 3 đức tính quyết định sự thành công của trẻ trong tương lai, việc bố mẹ dạy con cũng tác động trực tiếp tới trẻ sau này, cần phải:
1. Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi “Tại sao?”
Để thực hiện phương pháp nuôi dạy này, bạn có thể bắt đầu bằng cuộc trò chuyện bằng cách giải thích cho trẻ về lý do bạn đang làm việc này chứ không phải việc khác, và chúng mang đến lợi ích gì cho gia đình và cả thế giới. Sau đó, bạn đặt câu hỏi rằng về những mong muốn của trẻ và hỏi trẻ muốn giải quyết vấn đề gì.
2. Dạy con về giá trị cộng đồng
Đôi khi trẻ sẽ có nhiều chuyện không muốn chia sẻ với bố mẹ. Bạn nên tôn trọng điều này nhưng vẫn hướng cho trẻ tìm đến những người an toàn, tích cực. Đó có thể là bạn bè cùng trang lứa, những người họ hàng, cố vấn.
3. Thúc đẩy học hỏi liên tục
Khao khát học tập, tìm tòi là kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần truyền cảm hứng cho trẻ. Trẻ có sự tò mò sâu sắc về thế giới của chúng và đây là cơ hội để bố mẹ nuôi dưỡng điều đó, thúc đẩy thành động lực học hỏi liên tục, suốt đời.
4. Xây dựng thương hiệu gia đình
Đây là cách giúp chúng tự hào về gia đình, đồng thời biết điểm mạnh mà bố mẹ có thể hỗ trợ chúng trong quá trình tìm tòi lĩnh vực phù hợp bản thân.
Đôi khi thương hiệu gia đình không phải điều gì to tát, thậm chí đơn giản là “Mẹ tớ nấu ăn rất ngon” khi đứa trẻ muốn hãnh diện với bạn bè. Tuy nhiên, nếu không có, đứa trẻ sẽ không thể tìm được điều đặc biệt của gia đình mình, từ đó lạc lối trong việc xác định điều chúng đam mê.
5. Biết chấp nhận thất bại
Cha mẹ có thể nhắc các con rằng thất bại là tốt, cần có. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng những gì đã trải qua rất quan trọng với thành công của chúng. Việc khuyến khích trẻ không sợ thất bại sẽ giúp trẻ có sức mạnh, biết chấp nhận rủi ro trên con đường tìm đến thành công.