Khóa Học Kỹ Năng Viết Báo Cáo

Giới thiệu chương trình

Những bài viết hay báo cáo của các sếp luôn là cơ hội lớn để họ gây được ấn tượng với người khác. Không ít vị quan chức đã từng đọc đoạn nọ xọ đoạn kia chỉ vì những lỗi bất cẩn.
Do vậy, kể cả khi việc viết lách được các sếp khoán gọn cho các trợ lý của mình thì chính người sếp cũng vẫn cần có khả năng để tự kiểm tra lại những văn bản này.
Chính những văn bản ấy là thứ công cụ hiệu quả để thể hiện hình ảnh và uy tín của mỗi nhà lãnh đạo. Trái lại, nếu văn bản của các sếp được phát ra rộng rãi mà lại chứa đựng quá nhiều sai sót, nó sẽ làm xấu đi hình ảnh của họ. Bởi vậy, thay vì phải dựa dẫm, ỷ lại vào cấp dưới, bạn nên tự thân vận động, trau dồi khả năng viết lách của mình để hiệu quả hơn trong công việc, nâng cao hình ảnh và vị thế của mình.

Khóa học “Kỹ Năng Viết Báo Cáo” sẽ giúp cho các học viên nắm bắt được cấu trúc các loại báo cáo, tư duy để viết báo cáo, quy trình xây dựng và viết báo cáo; Phương pháp thu thập và xử lý thông tin để viết báo cáo; cách viết và trình bày một bản báo cáo. Bên cạnh những giờ học lý thuyết, học viên đã cùng nhau làm việc theo nhóm để thực hành và thảo luận về quy trình viết báo cáo ở đơn vị, về các phương pháp thu thập và xử lý thông tin để viết báo cáo, về thể thức trình bày và nội dung của một số báo cáo cụ thể.

Nội dung chương trình

Phần 1. Lợi ích của viết báo cáo chuyên nghiệp
- Vai trò của báo cáo trong công việc và dự án
- Mối liên quan giữa người viết báo cáo và người đọc
- Những lỗi thường gặp trong các báo cáo
- Những thông tin cần thiết để viết báo cáo
- Lợi ích của viết báo cáo chuyên nghiệp

Phần 2. Cấu trúc của một báo cáo
- Cấu trúc của báo cáo chuyên nghiệp (5W-1H)
- Cấu trúc của báo cáo công việc dự án
- Cấu trúc của báo cáo theo yêu cầu của chuyên môn
+ Báo cáo kế hoạch/ kết quả công việc chung
+ Báo cáo kế hoạch/ kết quả sản xuất
+ Báo cáo kế hoạch/ kết quả kinh doanh
+ Báo cáo nhân sự
- Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế

Phần 3. Kỹ năng viết báo cáo
- Các bước viết một báo cáo
- Xác định nhu cầu thông tin của người đọc báo cáo
- Xác định cấu trúc báo cáo phù hợp
- Cấu trúc tổ chức nội dung cho báo cáo (MECE, Tree, Triangle Logics)
- Sử dụng biểu đồ trong báo cáo
- Kết luận và các đề xuất
- Các phụ lục và tài liệu tham khảo cần thiết
- Đánh giá sau khi hoàn thành bản báo cáo
- Thực hành viết báo cáo tình huống trong (Kinh doanh - Sản xuất)
+ Báo cáo theo yêu cầu
+ Báo cáo dự án
+ Báo cáo sự cố
+ Báo cáo định kỳ


Phần 4. Thảo luận các mẫu báo cáo hiện tại của doanh nghiệp
- Báo cáo kế hoạch và công việc hàng ngày
- Báo cáo kế hoạch tháng/quý/năm
- Báo cáo sơ kết/ tổng kết
- Báo cáo mục tiêu và kế hoạch tổng công ty/ phòng ban/ bộ phận.
- Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế

Phần 5. Đánh giá và tổng kết chương trình