Người Do Thái có một câu nói: “Một người không thể thành công trong thành phố mình sống bởi ở đó ai cũng biết những sai lầm của anh ta. Chỉ khi đến một nơi khác, nơi anh ta hoàn toàn thoát khỏi xiềng xích, những ý niệm xã hội được hình thành từ trước, anh ta mới làm nên sự nghiệp lớn”.
Trong lịch sử, có nhiều sự thực khiến ví dụ bất ngờ về thành công của những người “xa quê hương” như:
Hoàng đế Napoleon Bonaparte của nước Pháp lại không phải người Pháp hoàn toàn. Ông sinh ra ở đảo Corsica của Italia, cả bố và mẹ đều là người Italia. Sau này họ mới chuyển đến Pháp.
Karl Marx là một người Đức nhập cư vào London, ở đó ông viết lên bản tuyên ngôn của mình và sau này trở thành chủ nghĩa Marx của Liên bang Xô Viết. Nhưng thậm chí, Marx chưa từng đặt chân tới đất nước này.
Hitle không phải người Đức mà là người Áo. Thất vọng với quê hương lúc đó, Hitle đã nhập cư vào Đức và thử vận may của mình ở nơi mới. Ở đất nước này, Hitle đã làm nên vận may lớn nhất cuộc đời và có sức ảnh hưởng đến cả thế giới.
Giải thích về điều này, cuốn sách Trí tuệ Do Thái của tác giả Eran Katz có nhắc đến trí thông minh của người sống sót – Nguyên tắc của chú chuột lang thang: Không bao giờ được cảm thấy thoải mái. Hãy tiếp tục lang thang, cả về thể xác và tinh thần để trải nghiệm những điều mới mẻ.
Những con chuột “lang thang” thường xuyên gặp được những môi trường “béo bở”, các tác nhân cuộc sống luôn thay đổi – kẻ thù, vật gây tiếng động, ánh sáng, các loại mùi… khiến chúng trở phản ứng nhanh nhạy hơn trước các tình huống trong cuộc sống. “Những con chuột lang thang” thể hiện một trí thông minh vượt trội hơn hẳn những con chỉ sống trong lồng.
Con người cũng có trải nghiệm tương tự. Khi đi du lịch nước ngoài về, chúng ta có thể cảm thấy từng trải hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm sống mới mẻ, thông minh và khéo léo hơn. Sau khi trải nghiệm cuộc sống ở một nơi mới mẻ, chúng ta có thể thấy bản thân “vĩ đại” hơn hẳn về tinh thần và trí lực. Bởi vì, nếu như ở một đất nước xa lạ, ta có thể kiểm soát mọi việc suôn sẻ đến thế, thì làm sao ở nơi mình sinh sống quen thuộc lại có chuyện gì khó khăn hơn được?
Khi ta cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, mắc kẹt với cảm giác nhàm chán, vô dụng, ta cần phải đến một nơi nào đó khác trong vài ngày, không cần thiết là nước ngoài, chỉ cần đó là một thành phố khác. Bất cứ ai muốn phát triển sự sáng tạo và thành công đều cần phải rời xa sự thoải mái ở cái tổ của mình. Đó là lúc bạn học thêm những điều mới mẻ, học cách đối mặt và thích ứng với hoàn cảnh mới.
Cuộc sống luôn vận động, khả năng thích ứng với hoàn cảnh quyết định sự sống còn. Đó là khả năng phản ứng tức thì trong những tình huống căng thẳng, những hoàn cảnh biến đổi không ngừng của cuộc sống.
Người Do Thái luôn suy nghĩ và phản ứng nhanh hơn các dân tộc khác, bởi họ ý thức được mình là dân tộc thiểu số. Hoàn cảnh thiếu thốn nhiều thứ khiến họ hình thành bản năng đấu tranh và bảo vệ số mệnh của bản thân. Những khó khăn trong cuộc sống ở một môi trường khắc nghiệt góp phần phát triển trí thông minh hơn người của dân tộc này. Họ luôn xác định đúng vị thế, hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của mỗi kế hoạch để có chiến lược “cất cánh” đúng thời cơ và vượt qua những giai đoạn cam go để đạt được thành công.