Khoá Học Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề & Ra Quyết Định

Thông thường, khi một vấn đề phát sinh, đòi hỏi những người xử lý phải “phản ứng nhanh” để giải quyết “ngay tức thì” sự cố, đồng thời phải có các phương án ngăn ngừa sự cố tái lập lại tương tự trong tương lai. Để làm được điều đó, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải chú trọng đến cả 2 khía cạnh không thể tách rời của một vấn đề, đó là: Làm thế nào nhận biết và tiên liệu được các rủi ro cũng như các hiểm họa có thể phát triển thành sự cố để có thể xây dựng các giải pháp dự phòng, ngăn ngừa những tổn thất (về thời gian, chi phí, nguồn lực, hiệu suất công việc…). Khi đối mặt với những sự cố, vấn đề phát sinh, làm thế nào để vượt qua một cách khôn ngoan, biến “nguy cơ” thành “cơ hội” và phát triển bền vững cho tương lai.

Khóa học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Sau khóa học, học viên có thể tiếp cận một cách hệ thống trong giải quyết vấn đề; Sử dụng các kỹ thuật để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.

Xác định vấn đề
Phân tích và truy tìm nguyên nhân gốc
Xây dựng Giải pháp & Đối sách
Lựa chọn Giải pháp & Thực thi giải pháp
Hãy gọi để biết thêm thông tin 0907-000-277

Paul Huỳnh

(Giảng viên)

20 ++ Năm kinh nghiệm

Phát triển cá nhân không phải là điều gì đó tự nhiên xảy ra với bạn – Đó là điều mà bạn phải chọn làm cho chính mình. Nhưng một khi bạn đưa ra lựa chọn đó, bạn cần phải có những công cụ phù hợp để giúp bạn thay đổi thành công. Dưới đây là một vài mục tiêu nội dung cốt lõi của chương trình.

Xác định vấn đề

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

Tìm nguyên nhân gốc

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

Chọn giải pháp

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

Thực thi giải pháp

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.

Đánh giá

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Bạn quan tâm chương trình này

Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn về chương trình đào tạo này, vui lòng liên hệ thông tin bên dưới.