Tiêu chuẩn kép chính là sự bất công, phân biệt đối xử và nỗi đau mà xã hội này đang ảnh hưởng đến chúng ta một cách tiêu cực. Nhiều người lớn lên với những suy nghĩ phân biệt mang trong mình từ nhỏ và chẳng hề nghĩ rằng nó đang ngấm ngầm hủy hoại hạnh phúc của chính mình.
Tiêu chuẩn kép (double standard) là việc áp dụng những nguyên tắc, cách thức xử lý khác nhau cho cùng một vấn đề, tình huống. Đó có thể là việc áp đặt những phán xét, phân biệt đàn ông và phụ nữ hay dựa vào sự khác biệt về ngoại hình.
Tiêu chuẩn kép chính là sự bất công, phân biệt đối xử và nỗi đau mà xã hội này đang ảnh hưởng đến chúng ta một cách tiêu cực. Nhiều người lớn lên với những suy nghĩ phân biệt mang trong mình từ nhỏ và chẳng hề nghĩ rằng nó đang ngấm ngầm hủy hoại hạnh phúc của chính mình.
Cùng là một câu nói mang tính tán tỉnh nơi công sở nhưng nếu lời nói đó được phát ra từ một anh chàng đẹp trai, trẻ trung, điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu là một người sếp lớn tuổi hay bất kỳ ai lớn tuổi, có ngoại hình không bắt mắt thì sẽ bị cho là quấy rối tình dục nơi công sở.
Chúng ta phán xét cách ăn mặc, thời trang của một người mà không quan tâm tới việc họ thích gì, họ có thoải mái không. Một cô gái đã ngoài 20 mà không biết diện váy vóc, đến thỏi son trong túi cũng không có thì sẽ bị nói là quê mùa nhưng nếu luôn xuất hiện trong sự chau chuốt với khuôn mặt được trang điểm kỹ lưỡng, người ta sẽ nói cô ấy chỉ biết ăn diện suốt ngày.
Rõ ràng là làm dịch vụ nhưng họ lại không hề có cách cư xử chuyên nghiệp. Nhiều nhân viên sẽ nhanh chóng đon đả khi thấy một khách hàng ăn mặc thời thượng bước vào cửa hàng và không buồn mở miệng tiếp nếu đó là một khách hàng ăn mặc giản dị.
Đừng đánh giá độ đáng thương của những chú chó, mèo bị bỏ rơi bằng vẻ ngoài của chúng. Không phải chỉ những chú chó mèo xinh xắn mới đáng được nhận nuôi, tất cả chúng đều cần một mái nhà.
Cha mẹ thường rầy la con cái về việc suốt ngày kè kè chiếc điện thoại nhưng họ lại quên rằng tivi chính là người bạn thân thiết của mình, thậm chí đi ngủ vẫn bật tivi.
Cùng là một hành vi nhưng chúng ta lại có cái nhìn khác nhau khi người thân của chúng ta làm và những người lạ làm.
Nếu một chàng trai được nhiều phụ nữ vây quanh hay thậm chí là thay người tình như thay áo, người ta sẽ gọi họ là anh chàng đào hoa thay thậm chí bad boy vẫn được nhìn nhận với thái độ tốt.
Thế nhưng nếu một cô gái từng có nhiều người yêu cũ hay được nhiều chàng trai vây quanh, người ta sẽ nói rằng cô ấy thật lẳng lơ.
Họ dùng những câu bông đùa dạng “bán xăng cho phụ nữ là một cái tội” để nói về việc để phụ nữ lái xe. Họ cho rằng chỉ đàn ông mới có thể làm tốt những việc như thế.
Chúng ta đánh giá cảm xúc dựa trên giới tính chứ không phải những chuyện họ đang phải trải qua. Người ta sẽ thấy thương cảm khi một cô gái khóc, cho rằng cô ấy đang phải trải qua thời kỳ khó khăn song nếu là đàn ông, trông anh ta thật “mít ướt”.
Phụ nữ luôn bị gắn với trách nhiệm chăm sóc con cái, nhà cửa. Nhiều người mặc định trách nhiệm này là của các bà mẹ. Nếu một bà mẹ đưa con đi chơi và chăm chú đọc gì đó trên điện thoại, họ sẽ chẳng quan tâm cô ấy đang làm việc hay gì mà cho rằng bà mẹ đó thật bất cẩn, không xứng đáng làm mẹ. Nhưng nếu những hành động đó là của một ông bố, người ta sẽ xuýt xoa khen ông bố biết quan tâm đến con.
(ST)